Quy Hoạch Bán Đảo Thủ Thiêm Quận 2, Tp. Thủ Đức

Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm Quận 2, Tp. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

quy hoach ban dao thu thiem bat dong san quan 2

• Lịch sử hình thành và phát triển bán đảo Thủ Thiêm

Sau khi được phê duyệt quy hoạch từ năm 1996, đến năm 2005 Thủ Thiêm được xác định là trung tâm mới của TPHCM nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ và đang trong quá trình hoàn thiện. Kỳ vọng Thủ Thiêm sẽ trở thành trung tâm mới của Thành phố Hồ Chí Minh được mở rộng từ trung tâm hiện hữu sang bán đảo Thủ Thiêm qua bên kia sông Sài Gòn đáp ứng nhu cầu phát triển trước mắt cũng như tương lai của Thành phố với hơn 10 triệu dân.

• Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm và hạ tầng giao thông

Khu đô thị Thủ Thiêm có vị trí thuộc địa bàn các phường An Khánh, Thủ Thiêm, An Lợi Đông và một phần phường Bình An, Bình Khánh (TP Thủ Đức), nằm tại phía bờ Đông của sông Sài Gòn, có tổng diện tích 657 ha. Do địa thế đặc biệt là bán đảo 3 mặt bao quanh sông Sài Gòn với:

• Phía Đông giáp phường An Khánh

• Phía Tây giáp Quận 1 & Quận 4

• Phía Nam giáp Quận 7

• Phía Bắc giáp Quận Bình Thạnh

nên Thủ Thiêm được ví như phố Đông của Thượng Hải hay Manhattan của Mỹ trong tương lai.

quy hoach va ha tang ban dao thu thiem 1 batdongsanquan2.com

Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm với các chức năng chính là trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố, khu vực và có vị trí quốc tế, là trung tâm văn hóa, giải trí. Theo quy hoạch 1/2.000, Thủ Thiêm được chia làm 5 khu vực chính gồm khu lõi trung tâm, các khu dân cư phía Bắc, dọc đại lộ Mai Chí Thọ, phía Đông và châu thổ phía Nam. Ngay khi triển khai, TPHCM đã đầu tư mạnh vào hạ tầng cho khu vực này.

Tuyến huyết mạch Đại lộ Đông Tây (Đại lộ Mai Chí Thọ – Võ Văn Kiệt) được xây dựng như trục xuyên tâm của Thủ Thiêm (chiều dài 22km, kinh phí 16.000 tỷ đồng được mệnh danh là một trong những tuyến đường hiện đại bậc nhất TPHCM), kết nối với trung tâm Quận 1 bằng hầm vượt sông Sài Gòn (dài 1,4km, kinh phí 1000 tỷ đồng) có vai trò quan trọng trong việc kết nối giao thông khu vực Quận 1 và TP Thủ Đức.

ban dao thu thiem quy hoach cac con duong batdongsanquan2.com

Cầu Thủ Thiêm 1 đã được hoàn thành vào năm 2010 sau 13 năm khánh thành. Với chiều dài 1,5km và rộng 6 làn xe, cây cầu này đã trở thành tuyến đường chính nối liền quận Bình Thạnh và khu đô thị Thủ Thiêm.

Thủ Thiêm 2 đã hoàn thành và được thiết kế dạng dây văng bất đối xứng với tổng kinh phí đầu tư lên đến 3.100 tỷ đồng, dài 1,5 km và rộng 6 làn xe, nối liền đại lộ Vòng Cung-R1 (Thuộc khu đô thị Thủ Thiêm) và quận trung tâm. Dự án này được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng cổng chào từ Trung tâm thành phố đến Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Bên trong nội khu bán đảo có 4 tuyến đường chính của khu đô thị Thủ Thiêm. Dự án được khởi công vào năm 2014, chủ đầu tư là công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh, hình thức đầu tư là BT (xây dựng – chuyển giao).

Trong đó, đường Nguyễn Cơ Thạch là trục đường chính xuyên tâm của bán đảo Thủ Thiêm, có tổng chiều dài hơn 2,5km, lộ giới gần 45 mét, điểm đầu là giao với đường Mai Chí Thọ, cầu Thủ Thiêm 1 và điểm cuối là cầu Thủ Thiêm 4. Đây là một trong những tuyến đường quan trọng nhất của khu vực này, nó giúp kết nối nhiều khu vực quan trọng của TP.HCM và là tuyến đường chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, giao thông của bán đảo Thủ Thiêm.

Ngoài ra, Đại lộ Vòng cung (R1) là tuyến đường trung tâm và đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ sử dụng đất. Dọc hai bên đường là khu kinh doanh và nhà ở phức hợp. Với chức năng rất quan trọng, tuyến đường sẽ được xây dựng theo hướng thành tuyến đô thị sầm uất đảm nhận các hoạt động giao thông chính cũng như các sự kiện, lễ hội, văn hóa của đô thị.

Đường Ven hồ trung tâm (R2) là tuyến đường đóng vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch và sinh thái học. Dọc một bên đường là các trung tâm buôn bán nhộn nhịp và nhà ở phức hợp; mặt khác, phía bên kia hồ là khu vực vui chơi giải trí.

Đường Ven sông Sài Gòn (R3) là tuyến đường bao quanh phía tây bán đảo. Trong khi bên ngoài giáp với sông Sài Gòn

Đường Vùng châu thổ (R4) là tuyến đường nối tiếp từ Đại lộ Vòng cung và nằm ở vùng ngập nước phía Tây – Nam bán đảo.

Khu đô thị mới Thủ Thiêm được chia thành 8 khu chức năng. Mỗi khu chức năng có đặc điểm riêng về công năng sử dụng hỗn hợp, mật độ xây dựng riêng, các không gian công cộng và các công trình điểm nhấn.

Khu vực “Lõi Trung tâm” của Thủ Thiêm được chia thành hai (02) Khu chức năng là 1; 2a, 2b và 2c. Khu dân cư phía Bắc được chia thành Khu chức năng số 3 và số 4. Khu dân cư dọc Đại lộ Đông Tây được thể hiện lần lượt là Khu chức năng số 5 và số 6. Khu chức năng số 7 bao gồm Khu dân cư phía Đông, Khách sạn Nghỉ dưỡng và Bến Du thuyền. Khu chức năng số 8 bao gồm toàn bộ Khu Châu thổ phía Nam.

ban dao thu thiem 8 khu chuc nang batdongsanquan2.com

Khu chức năng số 1:

Tọa lạc tại một nửa phía bắc Khu Lõi Trung tâm, là khu trung tâm thương mại dịch vụ đa chức năng mật độ cao. Các tòa tháp cao nhất bố trí dọc theo cạnh đại lộ Vòng cung và Quảng trường Trung tâm, giảm dần chiều cao về phía sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 1Trung tâm Hội nghị Triển lãm với Cầu đi bộ qua kênh số 1 kết nối với Nhà Bảo tàng; Nhà hát Giao hưởng và Trung tâm Thông tin Quy hoạch.

+ Dân số cư trú thường xuyên : 14.900 người.

+ Số người làm việc : 81.700 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 6,94.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng năm mươi (50) tầng.

Khu chức năng số 2

Nằm ở phía Nam của Khu Lõi Trung tâm, là một khu phức hợp mật độ cao với các chức năng thương mại, dân cư đa chức năng và thể thao giải trí. Toàn khu được chia thành 3 khu nhỏ: Khu 2a ở phía Bắc Đại lộ Đông Tây, Khu 2b – Khu Phức hợp Tháp Quan sát và Khu 2c – Khu Phức hợp Thể thao giải trí. Các công trình cao tầng được bố trí dọc theo Đại lộ Vòng cung và Quảng trường với chiều cao giảm dần về phía sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 2Công trình Khu Phức hợp Tháp Quan sát, Sân vận động, Nhà thi đấu đa năng, Trường học và Trung tâm Hành chính địa phương.

+ Dân số cư trú thường xuyên : 32.600 người.

+ Số người làm việc : 60.400 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4,89.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng năm mươi (50) tầng.

Riêng tầng cao Tháp Quan sát khoảng 86 tầng.

Khu chức năng số 3

Là một khu chức năng dân cư hỗn hợp nằm dọc bờ Bắc Thủ Thiêm, dưới chân Cầu Thủ Thiêm 1. Khu thương mại đa chức năng cao tầng được bố trí dọc tuyến Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp mật độ xây dựng thấp hơn ở phía bờ sông Sài Gòn và Hồ Trung tâm. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 3 là Trường học và Nhà bảo tàng đối diện Trung tâm Hội nghị Triển lãm qua Kênh số 1.

+ Dân số cư trú thường xuyên : 30.300 người.

+ Số người làm việc : 2.545 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 4,06.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng hai lăm (25) tầng.

Khu chức năng số 4

Là khu dân cư hỗn hợp nằm ở phía Bắc Thủ Thiêm. Các công trình thương mại đa chức năng mật độ cao tập trung dọc Đại lộ Vòng cung. Các chức năng dân cư hỗn hợp và công trình công cộng có mật độ thấp dần về phía bờ sông Sài Gòn và rạch Cá Trê lớn. Công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 4Trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng, Cơ quan Hành chính Địa phương, Trạm Cứu hỏa và Trạm cung cấp nhiên liệu. + Dân số cư trú thường xuyên : 23.800 người.

+ Số người làm việc : 8.110 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3,23.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng hai mươi (20) tầng.

Khu chức năng số 5

Bao gồm Khu công trình công cộng phía Bắc đại lộ Đông Tây và khu dân cư mật độ thấp phía Nam đại lộ Đông Tây với các công trình thương mại đa chức năng bố trí dọc theo tuyến đại lộ Đông Tây và đường Bắc – Nam. Các công trình điểm nhấn, công cộng quan trọng trong Khu chức năng số 5 là Cung thiếu nhi, Tòa nhà Cơ quan Hành chính Đô thị, Trạm cung cấp nhiên liệu, hai (2) trường học, Trung tâm sinh hoạt cộng đồng và Cơ quan Hành chính địa phương. + Dân số cư trú thường xuyên : 10.400 người.

+ Số người làm việc : 9.200 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 1,47.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng mười (10) tầng.

Khu chức năng số 6

Là khu vực nằm dọc theo Đại lộ Đông Tây và giữa các kênh rạch tự nhiên của bán đảo Thủ Thiêm. Tại đây dự kiến bố trí Công viên Phần mềm ở phía Bắc tuyến Đại lộ Đông Tây. Đây sẽ là đầu mối của các hoạt động kinh tế và nghiên cứu về công nghệ thông tin. Kế cận là Bệnh viện quốc tế, vị trí này giúp cho việc tiếp cận bệnh viện được nhanh chóng và dễ dàng từ phía đại lộ Đông Tây hoặc từ các khu vực trong và ngoài Thủ Thiêm. Tại phía Nam đại lộ Đông Tây là Khu chức năng bao gồm các khối thương mại hỗn hợp nằm dọc theo tuyến hành lang chính, phía sau là các khu ở yên tĩnh và mật độ thấp hơn. Toàn khu vực được bố trí các tuyến giao thông công cộng như xe buýt hoặc tuyến xe buýt nội bộ và tuyến tàu điện ngầm dẫn vào khu nhà ga nằm ở Bệnh viện và Công viên Phần mềm.

+ Dân số cư trú thường xuyên : 9.400 người.

+ Dân số tạm trú (căn hộ chuyên gia) : 1.720 người.

+ Số người làm việc : 54.800 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 3,34.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến khoảng bốn mươi (40) tầng.

Khu chức năng số 7

Khu chức năng ở cực Đông của Thủ Thiêm, bao gồm nhiều chức năng sau :

Khu ở phức hợp phía Đông, hiện đang được xây dựng, tạo nên cửa ngõ phía Đông của Thủ Thiêm. Khu vực phát triển với tầng cao từ trung bình đến cao tầng với đầy đủ hệ thống hạ tầng và dịch vụ công cộng.

Khu Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam kết hợp hài hòa với điều kiện cảnh quan tự nhiên của Thủ Thiêm. Khu Khách sạn được thiết kế đặc biệt nhằm đảm bảo tối đa sự riêng tư cũng như kết nối với phần còn lại của dự án.

Khu Phức hợp Bến Du thuyền được đề xuất tại nơi giao nhau tại rạch Cá Trê lớn và sông Sài Gòn. Du thuyền với đủ loại kích cỡ sẽ cập cảng tại đây với chức năng cảng hành khách du lịch. Xung quanh khu cảng dự kiến là một quần thể các khu thương mại như nhà hàng, cửa hiệu và chòi nghỉ. + Dân số cư trú thường xuyên : 24.000 người.

+ Số người làm việc : 360 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 2,75.

+ Chiều cao công trình từ bốn (4) đến hai mươi lăm (25) tầng.

Khu chức năng số 8

Là Khu ngập nước phía Nam, là khu vực phát triển sinh thái đa dạng nhất tại Thủ Thiêm. Hầu hết khu vực là đất trồng được, các tuyến giao thông thủy được nạo vét, các dự án phát triển phải rất cân nhắc nhằm bảo tồn khu vực quan trọng này của bán đảo hiện hữu. Khi có đợt triều cường từ sông Sài Gòn đổ vào hệ thống kênh đào và rừng đước tại khu ngập nước này, nước sẽ được lọc và đổ ngược vào hệ thống giao thông thủy. Có 3 dự án phát triển có ảnh hưởng lớn đến khu vực này : Khách sạn Nghỉ dưỡng Vùng Châu thổ phía Nam nổi (dựng trên hệ cọc) được bố trí tại phía Tây; Công viên nước; và Khu nghiên cứu thực vật.

Các dự án này được thiết kế và quản lý theo phương thức bền vững, nhằm bảo đảm khu ngập nước phía Nam phát triển ổn định để phục vụ theo đúng vai trò đối với Thủ Thiêm, cũng như với toàn thành phố.

+ Số người làm việc : 300 người

+ Hệ số sử dụng đất trung bình toàn khu : 0,34.

+ Chiều cao công trình tối đa bốn (4) tầng.

ban dao thu thiaem 6 batdongsanquan2.com

Hotline
0909022320
Zalo
0909022320
Viber
0909022320
facebook
0909022320
youtube
url